Việc cần làm trong khi hoãn trả nợ
English | Español | 繁體中文 | 简体中文 | 한국어 | Tagalog | اَلْعَرَبِيَّةُ
Trong thời gian quý vị được hoãn trả nợ, điều quan trọng là phải theo dõi tiền vay của quý vị và chuẩn bị khi sắp kết thúc thời gian hoãn trả nợ. Liên lạc với công ty thu nợ của quý vị để gia hạn thêm thời gian hoãn trả nợ hoặc lập kế hoạch để trả các khoản tiền nợ quá hạn.
Nội dung này đã được cập nhật bằng Tiếng Anh. Bản dịch sẽ được cập nhật sớm.
Quý vị đang ở giai đoạn nào trong quy trình?
Vừa xin được hoãn trả nợ
Cần thêm thời gian
Chuẩn bị kết thúc thời gian hoãn trả nợ
Tư Vấn Viên Về Nhà Ở
Quý vị có thể liên lạc tư vấn viên về nhà ở được Bộ Gia Cư và Phát Triển Đô Thị Hoa Kỳ (HUD) phê duyệt để thảo luận về quy trình hoãn trả nợ và các phương án của quý vị.
Việc cần làm sau khi được hoãn trả nợ
Lời khuyên này áp dụng cho cả lần hoãn trả nợ theo Đạo Luật CARES và những hỗ trợ về tiền vay thế chấp mà quý vị có thể nhận được.
- Ngừng hoặc thay đổi phương pháp tự động trả nợ cho khoản vay thế chấp. Nếu quý vị trả tiền vay thế chấp bằng cách khấu trừ tự động từ tài khoản ngân hàng, hãy điều chỉnh lại để tránh phát sinh phí hoặc phụ phí.
- Chú ý bản sao kê tiền vay thế chấp hàng tháng của quý vị. Tiếp tục theo dõi bản sao kê tiền vay thế chấp hàng tháng của quý vị để đảm bảo không có bất kỳ lỗi sai nào.
- Chú ý đến tín dụng của quý vị. Quý vị nên kiểm tra báo cáo tín dụng của mình thường xuyên để đảm bảo không có lỗi sai hay thông tin không chính xác. Quý vị có thể kiểm tra miễn phí các báo cáo này hàng tuần đến Tháng 4 năm 2021. Các công ty thu nợ có thể báo cáo là tài khoản của quý vị đang được hoãn trả nợ. Tuy nhiên, nếu quý vị vẫn luôn trả nợ đúng hạn trên tài khoản của mình và đã nhận được hỗ trợ theo quy định của Đạo Luật CARES, công ty thu nợ hoặc chủ nợ của quý vị buộc phải báo cáo tài khoản của quý vị là trả nợ đúng hạn. Nếu quý vị dừng trả tiền vay thế chấp mà không có thỏa thuận hoãn trả nợ, công ty thu nợ sẽ báo cáo thông tin này tới các công ty báo cáo về tín dụng và điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến lịch sử tín dụng của quý vị thật lâu. Tuy nhiên, nếu có sai sót thì quý vị có thể phản đối báo cáo đó.
Nhận thêm thông tin về cách bảo vệ tín dụng của quý vị trong đại dịch vi-rút corona. - Bảo hiểm và thuế bất động sản của quý vị phải tiếp tục được trả nếu tài sản thế chấp của quý vị có tài khoản ký quỹ (escrow), nhưng quý vị nên xác nhận với bên cung cấp dịch vụ cho vay của mình. Nếu tài sản thế chấp của quý vị không có tài khoản ký quỹ, quý vị sẽ chịu trách nhiệm trả những chi phí này cũng như phí HOA và phí chung cư trong giai đoạn hoãn trả nợ. Có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt ký quỹ (escrow) khi quý vị không còn được hoãn trả nợ. Hãy thảo luận với công ty thu nợ của quý vị về các phương án khác nếu có.
Liên lạc với công ty thu nợ của quý vị nếu quý vị cần gia hạn thời gian hoãn trả nợ
Theo Đạo Luật CARES, quý vị có quyền được gia hạn thời gian hoãn trả nợ thêm 180 ngày nếu quý vị có khoản vay thế chấp được liên bang hoặc GSE tài trợ (tổng cộng tới 360 ngày). Quý vị phải liên lạc với công ty thu nợ của mình để được gia hạn.
Nếu tiền vay không được bảo vệ theo Đạo Luật CARES hoặc không chắc có được bảo vệ hay không, quý vị cũng có thể gia hạn thời gian hoãn trả nợ của mình. Nhiều công ty thu nợ có các phương án hỗ trợ tiền vay thế chấp như nhau cho những người sở hữu nhà. Thực hiện bước tiếp theo và trao đổi với công ty thu nợ vay thế chấp của quý vị hoặc tư vấn viên về nhà ở được HUD phê duyệt.
Cách trả lại tiền đã được hoãn trả nợ
Trước khi giai đoạn hoãn trả nợ của quý vị kết thúc, quý vị sẽ phải sắp xếp với bên cung cấp dịch vụ cho vay để trả hết bất kỳ khoản nào được tạm hoãn hay tạm ngưng.
Người sở hữu nhà được hoãn trả nợ theo Đạo Luật CARES không buộc phải trả lại tiền nợ chưa trả cùng một lúc sau khi kết thúc thời gian hoãn trả nợ.
Nói chung, người vay có thể trả bù tiền nợ quá hạn của mình theo một số cách khác nhau. Tuy nhiên, phương thức trả nợ sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại tiền vay của quý vị và biện pháp bảo vệ cho phép. Không phải người vay nào cũng đủ điều kiện hưởng tất cả các lựa chọn. Hãy hỏi công ty thu nợ của quý vị về những phương án dành cho quý vị.
- Kế hoạch trả nợ có thể là phương án phù hợp cho quý vị nếu quý vị có thể trả nhiều hơn tiền vay thế chấp thông thường trong vài tháng cho đến khi trả bù hết tiền nợ quá hạn.
- Yêu cầu trả chậm hoặc trả từng phần có thể phù hợp với quý vị nếu quý vị có thể tiếp tục trả tiền vay thông thường nhưng không thể trả nhiều hơn khoản đó. Lựa chọn này sẽ chuyển số tiền nợ quá hạn của quý vị sang cuối kỳ hạn tiền vay thế chấp hoặc chuyển tiền nợ này thành tiền vay từ vốn của nhà phải trả khi quý vị đảo nợ nhà, bán nhà hoặc chấm dứt vay thế chấp của mình.
- Điều chỉnh có thể phù hợp cho quý vị nếu quý vị không còn khả năng trả tiền vay thế chấp thông thường. Khoản tiền vay thế chấp có thể giảm xuống theo khả năng trả của quý vị và tiền nợ quá hạn sẽ được cộng vào tổng số tiền còn nợ của căn nhà. Tiền vay thế chấp hàng tháng của quý vị có thể hạ xuống nhưng quý vị sẽ phải kéo dài thời gian trả hết tổng số tiền nợ của căn nhà.
- Phục hồi khả năng trả nợ (trả hết một lần) có thể phù hợp với quý vị nếu quý vị muốn trả lại tất cả số tiền nợ đã quá hạn cùng một lúc. Đối với hầu hết các loại tiền vay, công ty thu nợ không thể yêu cầu quý vị trả hết một lần. Vì vậy, nếu quý vị chỉ nghe về trả nợ hết một lần, hãy hỏi về những lựa chọn khác.
Vì các cơ quan hoặc tổ chức được liên bang tài trợ có những lựa chọn hoãn trả nợ khác nhau nên việc trả tiền nợ quá hạn cũng khác nhau. Thông tin dưới đây trình bày một số phương án trả nợ cụ thể của mỗi cơ quan. Nếu quý vị có vay thế chấp của FHA, VA hoặc USDA, hãy xem tờ thông tin về chính sách hoãn trả nợ dành cho người vay.
Gửi khiếu nại
Nếu có vấn đề với một sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính cho tiêu dùng, quý vị có thể liên lạc với công ty trước tiên. Các công ty thường có thể giải đáp thắc mắc riêng trong trường hợp của quý vị và cụ thể hơn cho những sản phẩm và dịch vụ do họ cung cấp. Chúng tôi cũng có thể giúp quý vị kết nối với công ty nếu quý vị có khiếu nại. Quý vị có thể gửi tới CFPB bằng hình thức trực tuyến hoặc gọi số (855) 411-2372.